388 lượt xem

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

5/5 - (1 bình chọn)

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình người Việt dường như không thể thiếu được mâm ngũ quả trên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Trong không khí những ngày giáp Tết này, hãy cùng Tử Vi Số tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của mâm ngũ quả là gì để biết cách chuẩn bị thật tốt bạn nhé!

Mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết

Mục Lục

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả thường được chưng, bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.

Những loại trái cây này thường để thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng.

Ngày nay, khi bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết đã mang nhiều ý nghĩa cho trang trí không chứ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh như phong tục ngày xưa.

Xem bài viết: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động ngày Tết Trung thu

Nguồn gốc của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một mâm có năm loại trái cây khác nhau. Thường được các gia đình Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết nguyên đán. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới. Tùy vào vùng miền và thời kỳ mà hiện nay, mâm ngũ quả mang ý nghĩa trang trí nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.

Mâm ngũ quả thường được các gia đình Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết nguyên đán. Nguồn: Internet

Người phương Đông thường tin vào thuyết Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại, nên 5 loại quả tượng trưng cho sự đầy đủ và thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Không chỉ vậy, trong văn hóa phương Đông, khong chỉ mâm ngũ quả mà nhiều quy luật tự nhiên khác cũng được gắn với chữ “ngũ” như: ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng…

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán

Bạn đã biết được ý nghĩa của mâm ngũ quả chưa? Cùng Tử Vi Số tìm hiểu nhé.

Ngũ

Ngũ (五): là năm, là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả thể hiện được sự đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng để thờ cúng. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn và mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng trong năm được hay mất, dần dần về sau, mâm ngũ quả trở thành tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Màu sắc của các loại quả trên mâm ngũ quả thường tuân theo ngũ hành và có tính may mắn như: màu đỏ (may mắn, phú quý), màu vàng (sung túc)

Quả

Quả là biểu tượng cho sự sung túc với hình tượng mỗi quả là vũ trụ. Bên trong quả có chứa hạt, tượng trưng cho sao. Mang ý nghĩa sinh sôi trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống.

Tham khảo bài viết: Cách đặt bàn thờ thần tài, ông địa rước tài lộc vào nhà

Ý nghĩa của mâm ngũ quả theo từng miền

Bắc – Trung – Nam. Ba miền có những loại trái cây khác nhau. Vì vậy, ý nghĩa của mâm ngũ quả cũng khác nhau.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

  • Kim – màu trắng
  • Mộc – màu xanh lá
  • Thủy – màu đen
  • Hỏa – màu đỏ
  • Thổ –  màu vàng
    Mâm ngũ quả miền Bắc
    Mâm ngũ quả miền Bắc

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt – biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Tìm hiểu thêm tại danh mục: Cầu tài lộc

Mâm ngũ quả miền Trung

Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.

Mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả miền Trung

Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là:

  • Thanh long
  • Chuối
  • Dưa hấu
  • Mãng cầu
  • Dứa
  • Sung
  • Cam
  • Quýt

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:

  • Mãng cầu
  • Sung
  • Dừa
  • Đu đủ
  • Xoài

     

Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam

Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt. Ví dụ như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),

Sai lầm cần tránh khi chuẩn bị mâm ngũ quả

Ngày nay, mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa trang trí cho không gian phòng khách vào những ngày đầu xuân năm mới. Nguồn: Internet

Bày quả đã chín già

Hoa quả đã chín thường có màu rất đẹp, chính vì thế nhiều người thường chọn chúng để bày mâm ngũ quả. Tuy nhiên, nếu chọn quả đã chín thì chắc chắn chúng sẽ bị hỏng khi được bày trong thời gian từ 5 ngày – 1 tuần trong Tết. Ngoài ra, sức nóng của nhang khi thắp sẽ khiến những loại quả này nhanh hỏng.

Bày quả có gai, nặng mùi

Cần phải tránh những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng, dứa… trên mâm ngũ quả ngày Tết. Ngoài ra, mít và sầu riêng là loại trái cây rất nặng mùi. Theo quan niệm của người xưa, không nên để những gì quá nặng mùi hay sắc nhọn lên bàn thờ vì đây là nơi thiêng liêng.

Bày hoa quả bị ướt

Nhiều người có thói quen rửa sạch sẽ hoa quả rồi bày lên mâm. Tuy nhiên, nếu sau khi rửa, hoa quả còn ướt sẽ khiến chúng nhanh bị hư. Do đó, sau khi mua hoa quả mua về, bạn có thể dùng khăn giấy lau nhẹ hết lớp bụi bẩn bên ngoài là được.

Hy vọng bài viết trên của CET đã giúp bạn có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả “chuẩn không cần chỉnh”. Chúc bạn và cả gia đình có một cái Tết thật ý nghĩa cùng nhau!

Thông tin liên hệ

Trên đây là những chia sẻ của Tử Vi Số về ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì. Hy vọng những thông tin trên các bạn đã tìm ra cách hóa giải phù hợp trong từng trường hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu những vấn đề về phong thủy, hãy liên hệ Tử Vi Số. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.

Email: Info.tuviso@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn

Website: https://tuviso.vn/

Twitter : https://twitter.com/TViS16153525

Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn 

Địa chỉ maps: Maps Tử Vi Số