Tết Trung Thu được biết đến là dịp lễ lớn thứ ba tại Việt Nam, đánh dấu thời điểm trăng tròn và sáng nhất vào mỗi tháng 8 âm lịch. Tết Trung Thu mang trong mình những ý nghĩa riêng, là dịp lễ hướng về sự đoàn viên, sum vầy. Đây cũng là dịp để trẻ em thỏa thích dạo chơi, rước đèn bên mâm cỗ, dưới ánh trăng sáng. Lễ Trung Thu đã trải qua rất nhiều năm nhưng không phải ai biết nguồn gốc và ý nghĩa của dịp lễ này. Vì vậy, qua bài viết này Tử Vi Số sẽ chia sẻ đến bạn đọc về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu. Cùng xem ngay nhé!
Mục Lục
Nguồn gốc của Lễ Trung Thu
Tết Trung Thu là dịp lễ bắt nguồn từ Trung Quốc và câu chuyện cụ thể về nguồn gốc Tết Trung Thu được kể lại như sau:
Vào một rằm tháng 8 âm lịch với vầng trăng sáng, tròn và không khí mát mẻ. Vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đang dạo chơi tại vườn Ngự Uyển để thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn (hay còn gọi là Diệp Pháp Thiện). Đạo sĩ xuất hiện với phép tiên và đưa nhà vua lên cung trăng du ngoạn. Ở trên cung trăng, nhà vua được chứng kiến cảnh trí còn đẹp hơn ở nhân gian.
Nhà vua đã hân hoan thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới cùng với âm nhạc, ánh sáng huyền diệu. Ở đó còn có cả các nàng tiên múa hát thướt tha trong những bộ xiêm y màu sắc. Khi thỏa thích thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới, nhà vua quên cả thời gian cho đến khi trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc thì nhà vua mới trở lại nhân giới nhưng trong lòng vẫn lưu luyến khung cảnh cũng như không khí của bữa tiệc.
Sau khi trở lại nhân giới, về tới hoàng cung, vua vẫn vương vấn không khí, cảnh tiên. Vì vậy, người đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y cũng như lệnh cho dân gian tổ chức tiệc chúc mừng, rước đèn sôi động. Từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng 8 âm lịch dần trở thanh phong tục tại dân gian.
Có người cho rằng việc treo đèn và bày cỗ trong ngày rằm tháng 8 âm lịch là để kỷ niệm ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng. Bởi vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, triểu đình đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi treo đèn cũng như bày tiệc chúc mừng.
Phong tục tổ chức lễ Trung Thu cũng ngày càng vươn xa, ảnh hưởng đến nhiều nước tại Châu Á. Tại Việt Nam, tết Trung Thu được coi như một ngày lễ lớn bên cạnh những ngày lễ như tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực,…
Ý nghĩa của Tế Trung Thu tại Việt Nam
Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Trung Hoa.
Thuở sơ khai, Tết Trung thu được coi là Tết của người lớn, là dịp để mọi người thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên khi trời vào thu, uống trà ăn bánh, ngắm ánh trăng rằm tròn vành vạch trên đầu. Con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui và nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp, con cháu quay về tụ họp bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Trải qua theo thời gian, ngày lễ này dần trở thành ngày Tết của trẻ em, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con cầm tay đi chơi rước đèn, chơi đùa thỏa thích khi đêm xuống mà không sợ bị ai trách mắng. Cỗ mừng Trung thu thường có bánh trung thu, kẹo ngọt,… và các thứ hoa quả. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình cảm gia đình thêm khăng khít.
Theo lời các cụ xưa kể lại, vào ngày rằm tháng tám, trai gái trong làng còn cùng nhau hát điệu Trống quân. Thực ra điệu hát này hay được diễn xướng trong những đêm trăng rằm trời sáng, nhưng vào dịp Tết Trung thu thì càng thêm thích hợp. Chẳng những để vui chơi giải trí mà đây còn là hình thức để trai gái tìm hiểu nhau trước hôn nhân. Qua tiếng hát để tìm người trăm năm phối ngẫu, dùng những ca từ uyển chuyển để chinh phục trái tim.
Ngoài ra, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Tết Trung thu dành cho lứa tuổi nào?
Đây là ngày Tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông Trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, rồi bánh nướng, bánh dẻo, kẹo ngọt,… Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng, phá cỗ và chơi rước đèn.
Phong tục tết Trung Thu ở Việt Nam
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Là một lễ đặc biệt đối với nhiều nước ở châu Á, các hoạt động chủ yếu của Tết Trung thu là vui chơi, văn nghệ vui nhộn mang đậm nét đặc trưng như:
1. Tục rước đèn lồng vào Trung Thu
Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.
Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.
2. Phong tục ngắm trăng
Vào dịp Tết Trung thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.
Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.
Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại “chú Cuội ngồi gốc đa” cho con mình nghe.
3. Phong tục phá cỗ
Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
4. Phong tục múa Lân
Tết trung thu, khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp Tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp Tết Trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
5. Phong tục cắt bánh trung thu
Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng…
Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.
Tết Trung Thu tại một số nước Châu Á khác
Những phong tục vào ngày Trung Thu ở Việt Nam đều đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Thế nhưng, cũng vào ngày này, trên thế giới có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi dạo quanh một vòng thế giới để biết Trung Thu ở các nước khác có gì mới lạ ngay nhé.
1. Trung Thu tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Trung Thu là ngày lễ lớn thứ 2 chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào ngày này, khắp các ngả đường, người ta đều treo đủ các loại đèn lồng rực rỡ. Những chiếc đèn hoa đầy màu sắc, hình thù khiến cho không khí trở nên vô cùng náo nhiệt. Vào đêm trăng rằm tháng 8, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, tụ tập lại với nhau. Họ cùng nhau thưởng thức bánh, trà và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp và đầy ý nghĩa.
Điều đặc biệt của Trung Thu ở Trung Quốc đó là lễ hội đèn hoa đăng. Đây là hoạt động ngoài trời mà dường như ai cũng yêu thích. Mọi người sẽ đến bên bờ sông xem múa lân, thả đèn trời, đèn hoa đăng. Tất cả tạo nên một vùng trời lung linh tỏa sáng không khác gì ánh sáng của trăng rằm.
2. Trung Thu tại Thái Lan
Trung Thu ở Thái Lan thường được gọi là “lễ cầu trăng”. Ngày lễ này được tổ chức vào đúng ngày 15/8 hàng năm. Theo truyền thuyết người Thái Lan, đây là ngày Bát Tiên sẽ mang đào tiên tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm. Vì vậy, người dân nơi đây rất thích làm bánh hình quả đào trong ngày Trung Thu.
Trong đêm đó, mọi người sẽ cùng tham gia vào lễ cúng trăng. Tất cả sẽ ngồi chung quanh bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều may mắn, hạnh phúc. Sau cùng, họ sẽ ăn bưởi và bánh nhân sầu riêng để mong cuộc sống luôn viên mãn, sum vầy.
3. Trung Thu tại Nhật Bản
Người Nhật Bản thường gọi Trung Thu là “Đêm 15” hay “trăng Trung Thu”. Đây là ngày mà người Nhật sẽ mở tiệc trà và cùng ngồi ngắm trăng. Điều khác biệt ở quốc gia này đó là họ ăn bánh nướng mà ăn bánh Tsukimi Dango. Đây là loại bánh nếp, có hình tròn và màu trắng như tuyết ở đất nước của họ.
Ở Nhật Bản, từ thời Duy Tân Minh Trị, lịch âm đã bị xóa bỏ gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày trung Thu vẫn được gìn giữ ở một số vùng quê. Bên cạnh đó, một số đền chùa cũng tổ chức lễ hội ngắm trăng vào ngày này để gìn giữ phong tục tốt đẹp này.
4. Hàn Quốc
Ngày rằm tháng 8 ở Hàn Quốc được đặt tên là “Tết Chuseok – Lễ Tạ Ơn”. Đến ngày nay, những người thân trong gia đình sẽ đoàn tụ bên nhau để hưởng niềm vui đoàn viên. Bên cạnh đó, các gia đình sẽ làm lễ tạ ơn tổ tiên và cầu chúc cho mùa màng bội thu.
Vào Trung Thu, người hàn sẽ cùng nhau làm và thưởng thức Songpyeon cùng rượu Sindoju hoặc rượu Dongdongju.
5. Triều Tiên
Người Triều Tiên gọi Tết Trung Thu là Thu tịch tiết, nghĩa là Lễ hội đêm thu. Đây là ngày mà mọi người sẽ đi thăm mộ tổ tiên và cúng bái. Sau đó, họ sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động vui chơi thú vị như: hát múa, ngắm trăng,… Những cô gái Triều Tiên sẽ khoác lên mình những bộ đồ đẹp nhất để hòa mình vào lễ hội.
Vào Tết Trung Thu, người Triều Tiên sẽ thưởng thức nhiều loại bánh truyền thống là muffin. Đây là bánh nướng xốp, phủ bên ngoài là hình bán nguyệt.
Trên đây là những chia sẻ thú vị về nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung Thu mà nhiều người quan tâm. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nét đặc biệt trong ngày lễ truyền thống này. Để ngày trung thu thật đáng nhớ, bạn đừng quên dành tặng những món quà nhỏ đến những người thân yêu của mình. Nếu bạn thích bài viết này của Tử Vi Số, hãy cùng nhau Like Share và Comment để giới thiệu cho nhiều người biết hơn nữa nha.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn xem ngày, và giải đáp miễn phí các vấn đề về tử vi tại địa chỉ:
Thông tin liên hệ Tử Vi Số
Hotline: 1900 8921 – 098148.1368
Email: Info.tuviso@gmail.com
Website: https://tuviso.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn
Twitter: https://twitter.com/TViS16153525
Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn