378 lượt xem

Ngày Sát Chủ Là Ngày Gì? Giải Đáp Ý Nghĩa Ngày Sát Chủ

5/5 - (3 bình chọn)

Bạn đã biết ngày Sát chủ là gì chưa? Hay cần kiêng kỵ gì? Trong phong thủy, ngày này được xem là một trong những ngày xấu, không nên làm những việc trọng đại. Vậy nếu bạn đụng phải ngày Sát chủ thì nên làm thế nào, cách hóa giải ra sao? Cùng tham khảo bài viết của Tử Vi Số dưới đây nhé!

ngày sát chủ

Mục Lục

Ngày sát chủ là ngày gì?

“Sát chủ” là từ Hán Việt được ghép từ Sát và Chủ. Trong đó: “Sát” có nghĩa là giết hại, gây tổn hại. “Chủ” là chủ nhân của hành động, có thể là ông chủ, gia chủ… Như vậy, ngày Sát chủ là ngày xấu, hay xảy ra những chuyện có hại đến cho chủ sự cũng như những đối tượng sử dụng ngày đó, khiến họ gặp nhiều bất lợi, tai ương…

Ngày Sát chủ được phân loại phổ biến với 2 loại là ngày Sát chủ âm và ngày Sát chủ dương. Cụ thể như sau:

1. Ngày sát chủ âm là gì?

Ngày Sát chủ âm là ngày kiêng kỵ làm những việc liên quan tới phần âm, âm giới, tâm linh như mồ mả, chôn cất… Hay thậm chí những việc liên quan đến thờ cúng, bàn thờ, bát hương, thỉnh tượng phật, thần linh… gia chủ cũng không nên thực hiện trong ngày này. Nếu không kiêng kỵ, bạn có thể gặp phải những tai họa khó lường, bị “người âm” vùi dập.

2. Ngày sát chủ dương là gì?

Ngày Sát chủ dương là ngày xấu, kiêng kỵ làm những việc trọng đại liên quan đến người sống (dương thế). Chẳng hạn: Sinh con, cưới vào ngày Sát chủ… đều được cho là đại kỵ. Nếu cố tình tổ chức sự kiện, thực hiện công việc vào ngày này, rất có thể bạn sẽ gặp phải những tai ương, điềm xui rủi.

Bên cạnh đó, ngày dương này còn là ngày đại kỵ để thực hiện các việc như xây nhà, đào móng, xuất hành, động thổ… Đặc biệt, khai trương công ty, cửa hàng vào ngày này sẽ khiến bạn bị hao hụt về tiền bạc, tài lộc rất nhiều.

Ảnh hưởng của ngày sát chủ

Như đã nói ở trên, đây là ngày cực xấu trong tháng, và khi làm việc đại sự, nên tránh những ngày này. Nếu ai đó cố tình làm việc lớn vào những ngày này, kết quả đạt được sẽ không như mong muốn:

Ở mức ảnh hưởng nhẹ, ngày sát chủ có thể làm cho mọi sự khó thành, bổ bể giữa chừng. Xây nhà thì nhà cửa nhanh hơn xuống cấp, đổ nát, hay cưới hỏi vào ngày này thì đôi vợ chồng trẻ khó sống hạnh phúc với nhau suốt đời.

ý nghĩa ngày sát chủ

Đặc biệt, nếu bốc mộ, mai táng, cải táng, lập bàn thờ,… vào những ngày như vậy, vong linh người đã khuất khó có thể ra đi bình an, không được siêu thoát và phải chịu nhiều dày vò ở thế giới bên kia.

Nặng hơn, ngày sát chủ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình hay cá nhân làm việc đại sự ấy. Chẳng những gia đình từ đây có thể mất dần tài lộc, danh vọng, địa vị mà sức khỏe cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, thọ nguyên bị tổn hại và ốm đau bệnh tật liên miên. Thậm chí, một số trường hợp nặng hơn, có thể gây ra nhiều chết chóc cho gia đình ấy.

Cách tính ngày sát chủ

Ngày sát chủ được chia thành nhiều loại: ngày sát chủ Dương, ngày sát chủ Âm, ngày sát chủ theo mùa cũng như giờ sát chủ với mức độ phân bố kiêng kỵ khác nhau. Do đó, bạn cần nắm danh sách những ngày nàytrong năm để có thể dự trù và tránh khởi sự công việc phạm phải ngày nay.

1. Ngày sát chủ âm gồm những ngày nào?

Ngày âm được tính theo tháng âm và chi ngày. Và dưới đây là những ngày sát chủ tương ứng với từng tháng. Cụ thể như sau:

  • Tháng 1: ngày Tỵ
  • Tháng 2: ngày Tý
  • Tháng 3: ngày Mùi
  • Tháng 4: ngày Mão
  • Tháng 5: ngày Thân
  • Tháng 6: ngày Tuất
  • Tháng 7: ngày Hợi
  • Tháng 8: ngày Sửu
  • Tháng 9: ngày Ngọ
  • Tháng 10: ngày Dậu
  • Tháng 11: ngày Dần
  • Tháng 12: ngày Thìn

2. Ngày sát chủ dương gồm những ngày nào?

Ngày dương được tính theo tháng âm lịch và chi ngày giống như chúng ta tính ngày sát chủ âm. Và kết quả tương ứng:

Tháng 1 ngày giờ sát chủ dương là ngày Tý
Vào tháng 2, tháng 3, tháng 7, tháng 9 ngày sát chủ dương là ngày Sửu

Tháng 4 ngày sát chủ dương là ngày Tuất
Tháng 11 ngày giờ sát chủ dương là ngày Mùi

Còn tháng 6, tháng 10, tháng 12, tháng 5, tháng 8 ngày sát chủ dương là ngày Thìn.

Cách hóa giải ngày sát chủ

Mặc dù ngày sát chủ mang đến sự đen đủi, tà khí nhưng chúng ta vẫn có cách hóa giải ngày Sát chủ. Cụ thể:

1. Sử dụng cơ chế “Chế sát”

Đây là cách hóa giải “lấy độc trị độc”, tức là dùng quan hệ tương khắc để chế sát sự hiểm nguy của ngày xấu.

Ví dụ: Ngày hung thuộc ngày Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải (Thổ khắc Thủy); ngày thuộc Hỏa thì dùng giờ Thủy để hóa giải (Thủy khắc Hỏa); ngày thuộc Mộc thì dùng giờ Kim để hóa giải (Kim khắc Mộc),…

Nếu kỹ tính hơn, bạn có thể căn cứ vào ngũ hành nạp âm của ngày, giờ để chế sát sự hung hiểm của ngày xấu này. Tuy nhiên, trong thực tế, một ngày có 24 giờ, ứng với 12 giờ trong lý số. Mà ngũ hành nạp âm thuộc lục thập hoa giáp được tính từ Giáp Tý đến Quý Hợi trọn đủ 1 vòng là 60 (năm) nên việc dùng nạp âm ngũ hành của giờ để chế sát hung hiểm của ngày xấu là bất khả thi.

2. Sử dụng cơ chế “Hóa Sinh”

“Hóa sinh” là cách hóa giải dùng quan hệ tương sinh của ngũ hành để chế sát ngày xấu.

  • Thổ sinh Kim: Ngày xấu thuộc Kim – Dùng giờ Thổ để hóa giải
  • Kim sinh Thuỷ: Ngày xấu thuộc Thủy – Dùng giờ Kim để hóa giải
  • Mộc sinh Hỏa: Ngày xấu thuộc Hỏa – Dùng giờ Mộc để hóa giải

Trong vài trường hợp, khi xét ảnh hưởng tốt xấu trong các mối quan hệ của ngũ hành mà căn cứ vào tính chất và lý tính của ngũ hành mà ứng dụng. Nếu cứ áp dụng vào mọi việc thì có thể không hiệu quả mà còn phản lại tác dụng.

3. Sử dụng cơ chế “Tị hòa”

Đây là cách dùng quan hệ tương hòa của ngũ hành để kìm hãm sát khí ngày xấu.

Chẳng hạn: Ngày xấu rơi vào ngày Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải hay có thể ngày xấu của Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải,…

Bên cạnh quy luật tương hòa của Ngũ hành, quy luật Âm – Dương cũng là một quy luật được mọi người thường áp dụng.

Tính chất trong Âm (-) có Dương (+), trong Dương (+) có Âm (-), Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm của dịch lý nên khi 2 hành tương hòa, nếu có một Âm và một Dương thì sự kết hợp sẽ đem lại kết quả rất tốt.

Nhưng nếu 2 hành tương hòa đó cùng khí Âm hoặc cùng khí Dương thì sự hòa hợp đó trở nên vô nghĩa.

4. Thay đổi người chủ trì

Cách hóa giải ngày này gọi nôm na là “mượn tuổi” để hóa giải. Người ta thường nhờ cậy bạn bè, người thân, nhất là những người thuộc tam hợp tuổi với gia chủ lại “được tuổi” cho việc sẽ khởi sự hay lên kế hoạch thay chủ sự đứng ra hành động. Qua đó, có thể hóa giải sự hung hiểm của ngày xấu.

Ví dụ: Người tuổi Thân nếu không được tuổi làm nhà sẽ nhờ người thuộc tam hợp tuổi (Thân – Tý – Thìn) với bản mệnh của mình sẽ giúp đứng ra chủ trì công việc. Có thể là làm chủ lễ, hoặc cuốc đầu tiên khi động thổ. Nếu không tìm được người “hợp tuổi” thì có thể tìm người “được tuổi” nhưng không xung khắc với chủ sự để đứng ra giúp đỡ.

Lời kết

Dựa vào nội dung đã phân tích ở trên chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu được ngày sát chủ là ngày gì và ý nghĩa của nó ra sao. Nếu bạn thích bài viết này của Tử Vi Số, hãy cùng nhau Like Share và Comment để giới thiệu cho nhiều người biết hơn nữa nha. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn xem ngày, và được giải đáp những thắc mắc về kiến thức ngày tốt tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ Tử Vi Số

Hotline: 1900 8921 – 098148.1368

Email: Info.tuviso@gmail.com

Website: https://tuviso.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn

Twitter: https://twitter.com/TViS16153525

Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn