310 lượt xem

Ngày Hoàng Đạo Là Ngày Gì? Cách Tính Ngày Hoàng Đạo

5/5 - (4 bình chọn)

Theo tín ngưỡng xưa, mặt trời là vị thần tối cao tạo ra muôn loài trên trái đất. Từng chặng đường đi của mặt trời đều có các vị thần đi theo hộ mệnh, mỗi vị thần đều được giao phó một nhiệm vụ quan trọng. Có vị thần thiện, cũng có những vị thần ác, đường đi của thần thiện được gọi là Hoàng đạo, còn đường đi của thần ác được gọi là Hắc đạo. Vậy ngày hoàng đạo là gì, ngày hắc đạo là gì? Hãy đọc bài viết sau đây của Tử Vi Số để bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

ngày giờ hoàng đạo

Mục Lục

Ngày hoàng đạo, hắc đạo là gì?

Theo như dân gian, ngày hoàng đạo được xem là ngày lành, ngày tốt, đại cát đại lợi nên thường được chọn để thực hiện làm các việc trọng đại. Khi hững việc tiến hành trong ngày hoàng đạo thường diễn ra rất suôn sẻ và thuận lợi.

Trên mỗi bước đường đi của ông trời sẽ có các vị thần hộ vệ, mỗi vị thần là một ngôi sao. Trong đó sẽ có thần thiện và có thần ác. Mỗi vị thần thực hiện một nhiệm vụ khác nhau do ông trời giao phó. Trong 12 giờ có 12 vị thần luân phiên trực nhật từng ngày trong tháng. Đường thần thiện đi được gọi là Hoàng Đạo. Và ngày hoàng đạo ra đời từ đó.

Trái với ngày hoàng đạo thì là ngày hắc đạo. Những vị thần ác trên bước đường đi của ông trời sẽ gọi là hắc đạo. Khi đó ngày hắc đạo chính là ngày mà thần ác chú tìm. Ngày hắc đạo thường mọi người sẽ tránh làm mọi việc, đặc biệt là những việc lớn như là động thổ, xây cất nhà cửa, kết hôn,… nếu không cả đời sẽ gặp phải nhiều chuyện rắc rối và xui xẻo.

Cách tính ngày hoàng đạo hoàng đạo, hắc đạo

Khi đã hiểu về ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo. Hãy bổ sung cho mình các kiến thức về cách tính ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo. Cụ thể như sau:

cách tính ngày hoàng đạo

Tính ngày hoàng đạo

Theo tử vi Lục Diệu, ngày hoàng đạo bao gồm 6 ngày tượng trưng cho 6 ý nghĩa khác nhau bao gồm:

  • Minh Đường Hoàng đạo
  • Kim Đường Hoàng đạo
  • Kim quỹ Hoàng đạo
  • Thanh long Hoàng đạo
  • Tư mệnh Hoàng đạo
  • Ngọc đường Hoàng đạo

Ứng với 6 cặp tháng trong năm, sẽ có các ngày hoàng đạo dưới đây (tính theo Âm lịch):

  • Tháng 1 và tháng 7: Ngày Tý, Thìn, Tỵ
  • Tháng 2 và tháng 8: Ngày Dần, Ngọ, Mùi
  • Tháng 3 và tháng 9: Ngày Thìn, Thân, Dậu
  • Tháng 4 và tháng 10: Ngày Ngọ, Tuất, Hợi
  • Tháng 5 và tháng 11: Ngày Thân, Tý, Sửu
  • Tháng 6 và tháng 12: Ngày Tuất, Dần, Mão

Tính ngày hắc đạo

Mỗi ngày và mỗi giờ đều có sự cai quản luân phiên của các vị thần thiện và ác, do đó ứng với 6 ngày hoàng đạo, sẽ có 6 ngày hắc đạo chính như sau:

  • Thiên lao hắc đạo
  • Bạch hổ hắc đạo
  • Câu trần hắc đạo
  • Thiên hình hắc đạo
  • Huyền vũ hắc đạo
  • Chu tước hắc đạo

Ứng với 6 tháng trong năm sẽ bao gồm các ngày hắc đạo dưới đây (tính theo Âm lịch):

  • Tháng 1 và tháng 7: Ngày hắc đạo gồm Ngọ, Mùi, Dần
  • Tháng 2 và tháng 8: Ngày hắc đạo gồm Dậu, Sửu, Thìn
  • Tháng 3 và tháng 9: Ngày hắc đạo gồm Tỵ, Mão, Hợi
  • Tháng 4 và tháng 10: Ngày hắc đạo gồm Dần, Tuất, Dậu
  • Tháng 5 và tháng 11: Ngày hắc đạo gồm Tý, Mão, Mùi
  • Tháng 6 và tháng 12: Ngày hắc đạo gồm Sửu, Thân, Tuất

Giờ hoàng đạo và cách tính giờ hoàng đạo

tính giờ hoàng đạo

Giờ hoàng đạo là những khung giờ tốt để thực hiện các công việc lớn và quan trọng như khai trương cửa hàng, mua đất, mở công ty, làm lễ cưới xin, xuất hành ngày mùng 1 Tết Âm lịch…

Cách tính giờ hoàng đạo trong ngày

  • Ngày Tý, Ngọ: Giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân và Dậu.
  • Ngày Sửu, Mùi: Giờ Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất và Hợi.
  • Ngày Dần, Thân: Giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi và Tuất.
  • Ngày Mão, Dậu: Giờ Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi và Dậu.
  • Ngày Thìn, Tuất: Giờ Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu và Hợi.
  • Ngày Tỵ, Hợi: Giờ Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất và Hợi.

Tại sao xem ngày tốt xấu nên chọn ngày hoàng đạo?

Trong một năm, ít nhiều sẽ đều có những ngày lành tháng tốt. Nhưng cũng có những ngày, tháng mà ta được cho là không tốt mà người ta thường hay kiêng kỵ. Nếu chọn ngày đúng ngày tốt để làm mọi việc thì sẽ giúp cho gia chủ tất cả đều gặp thuận lợi. Ngược lại, chọn những ngày cần tránh sẽ không mang lại điều may mắn. Có thể còn khiến mọi việc gặp nhiều bất lợi, trục trặc hơn.

Phật giáo không có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu mà ngày nào cũng có thể trở thành tốt hoặc xấu tùy theo suy nghĩ, lời nói và hành động thiện hay ác của chúng ta.

Trước lúc khởi sự làm bất cứ công việc gì, mọi người đều có chánh kiến đều không quan trọng vấn đề coi ngày mà cần vận dụng chánh tư duy suy xét kỹ lưỡng để thấy việc mình sắp làm là đúng, lợi mình và lợi người. Vậy nên việc coi ngày hoàng đạo cũng dần trở thành một phong tục tập quán của người Việt.

Bài viết trên là những thông tin về ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo và cách tính của chúng. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin này để tính ngày và giờ tốt để thực hiện các việc trọng đại, đồng thời tránh những ngày và giờ xấu. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ Tử Vi Số

Hotline : 1900 8921 – 098148.1368

Email: Info.tuviso@gmail.com

Website: https://tuviso.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn

Twitter : https://twitter.com/TViS16153525

Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn

>> Xem thêm: Những Điều Bạn Chưa Biết Về 12 Cung Hoàng Đạo