499 lượt xem

Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Những Điều Nên Làm

5/5 - (2 bình chọn)

Hằng năm, cứ vào khoảng giữa tháng 7 Âm lịch, con cháu từ những nơi xa xôi đều trở về nhà. Việc này dường như đã ăn sâu và trong tiềm thức của người Việt Nam. Người ta gọi đây là ngày Vu Lan báo hiếu? Tại sao lại có ngày Vu Lan báo hiếu? Ý Nghĩa của ngày Vu Lan báo hiếu là gì? Hãy cùng Tử Vi Số tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu

Mục Lục

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Lễ Vu Lan là ngày để con cái báo đáp công ơn sinh thành với các bậc cha mẹ. Ngoài ra, đây còn là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Đặc biệt, ngày này còn trùng với Tết Trung Nguyên của người Hán và rằm tháng 7 “lễ xá tội vong nhân” theo phong tục Á Đông.

Trong những năm trước đây, lễ Vu Lan báo hiếu thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, giờ đây nó đã trở thành một đại lễ và được nhiều nơi tổ chức kéo dài suốt cả tháng 7 âm.

Nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc của đại lễ Vu Lan có từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình khỏi kiếp ngạ quỷ chốn địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên tên là bà Thanh Đề là một người rất xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Ngược lại, Mục Kiền Liên – con trai của bà là một người hiền lành, chịu khó và là đệ tử của Đức Phật. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi và cuối cùng cậu đã thấy mẹ ở địa ngục.

Lúc trông thấy mẹ với thân hình chỉ còn da bọc xương, đói khát, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng, ôm mẹ mà bật khóc. Sau đó, cậu xin dâng cho mẹ một bát cơm. Thế nhưng, bà Thanh Đề vẫn còn quá tham lam. Cơm đến miệng thì hóa thành lửa, không thể ăn được. Mục Kiền Liên đã bất lực khi không thể cứu được mẹ mình, đành quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.

Đức Phật nói nếu Mục Kiền Liên muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày để được sanh về cõi lành thì ngày rằm tháng 7 âm lịch (ngày Tự Tứ của chư Tăng), cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại để làm lễ cúng dường Tam Bảo nhằm lấy phước cứu mẹ. Chính vì vậy, ngày 15 tháng 7 âm hằng năm đã trở thành ngày hội tri ân, báo hiếu trong Phật giáo.

Ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan báo hiếu nhằm để tưởng nhớ công ơn của các đấng sinh thành. Đồng thời, Vu Lan còn là dịp để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp công ơn nuôi dạy của các bậc làm cha làm mẹ. Hơn nữa, ngày này cũng được xem là một truyền thống nhằm nhắc nhở con cháu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Ý nghĩa hoa hồng trên ngực trái

Nghi thức “bông hồng cài áo” nhằm để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế. Đồng thời, việc này còn giúp tôn vinh những người mẹ còn trên thế gian này. Hoa hồng chính là biểu tượng cho sự cao quý, một tình yêu bất diệt. Với những người không còn cha mẹ thì cài hoa hồng màu trắng, người nào còn cha mẹ sẽ cài hoa hồng màu đỏ. Đối với những ai còn chỉ mỗi cha hoặc mẹ sẽ cài hoa hồng nhạt màu hơn.

Nên làm gì vào lễ Vu Lan báo hiếu?

Đối với mỗi người con, đây là dịp đặc biệt để báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Hãy tham khảo những việc nên làm dưới đây nhé.

Cúng lễ ngày Vu Lan tháng 7

Chuẩn bị mâm lễ cúng

Làm mâm cúng lễ Vu Lan
Làm mâm cúng lễ Vu Lan

Nhiều người vẫn còn thắc mắc lễ Vu Lan cúng gì? Thông thường, các gia đình sẽ chuẩn bị ba mâm cúng như sau:

  • Mâm cúng Phật gồm: Xôi đỗ, giò chay, nem chay,… Đồng thời khi cúng, gia chủ nên đọc Kinh Vu Lan, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu thoát. Nếu gia chủ không có điều kiện chuẩn bị tại nhà thì có thể lên chùa để thực hiện lễ cúng này.
  • Mâm cúng gia tiên: Mâm cúng này nhằm để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Là tấm lòng của con cháu đối với những người có công đã khuất. Đây còn là sự cảm tạ dâng lên trời đất, cha ông đã phù hộ bình an, khỏe mạnh. Gia chủ có thể cúng chay hoặc mặn tùy vào điều kiện kinh tế và tín ngưỡng của gia đình.
  • Mâm cúng chúng sinh: Thường có muối, gạo, cháo trắng, tiền vàng, hàng mã,… Lễ cúng này nhằm để “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ không nơi nương tựa. Đồng thời, điều này cũng để tránh những cô hồn quấy phá công việc và gia đình.

Đi chùa cầu an, thả cá phóng sinh

Đi chùa cầu an
Đi chùa cầu an

Trong mùa Vu Lan, mọi người thường dành thời gian đi chùa thắp hương nhằm để cầu siêu, cầu an, đồng thời tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên, cha mẹ. Với những ai không còn cha mẹ ở bên thì sẽ cầu xin Đức Phật chỉ đường, dẫn lối hướng theo ánh sáng Phật pháp.

Vào những ngày này, nhà chùa thường tổ chức các hoạt động tụng kinh, thả phóng sinh, phát hoa cài áo báo hiếu. Bạn có thể tham gia những hoạt động ý nghĩa này nhằm mang đến sự bình yên, thanh thản cho bản thân và cầu phúc cho gia đình.

Ăn chay trong ngày Vu Lan

Theo tín ngưỡng dân gian, ăn chay lễ Vu Lan là một hình thức với hàm ý không sát sinh. Giúp con người thanh tịnh, sống đúng với “bản ngã” của mình. Người ta quan niệm rằng, không ăn thịt động vật sẽ giúp con người trở nên hiền lành hơn. Ăn chay cũng là cách thức để tích đức, tích phước cho con cái.

Thăm viếng mộ tổ tiên

Ngày lễ Vu Lan là ngày để con người hướng về nguồn cội. Vì thế, bạn nên quan tâm, thăm viếng, chăm sóc phần mộ của tổ tiên, cha mẹ. Đồng thời cầu nguyện cho gia đình bình an, hạnh phúc.

Gửi lời chúc và những món quà đến cha mẹ

Gửi lời chúc và những món quà đến cha mẹ
Gửi lời chúc và những món quà đến cha mẹ

Khi bạn càng trưởng thành, thời gian sẽ là thứ vô cùng hiếm hoi, thậm chí là xa xỉ. Do đó, mỗi người hãy dành ngày Vu Lan để ở bên những người thân yêu, quan tâm cha mẹ hơn. Từ đó, khoảng cách giữa các thế hệ được kéo lại gần hơn. Tăng thêm tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những chia sẻ của Tử Vi Số về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu. Hy vọng những thông tin trên các bạn đã tìm ra cách hóa giải phù hợp trong từng trường hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu những vấn đề về phong thủy, hãy liên hệ Tử Vi Số. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.

Email: Info.tuviso@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn
Website: https://tuviso.vn/
Twitter : https://twitter.com/TViS16153525
Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn