Lễ cúng Giao Thừa diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là một nghi lễ trang trọng. Theo qua niệm dân gian, lễ giao thừa là lễ cúng cầu mong cho sự bình an, may mắn, tài lộc cho năm mới. Do vậy, việc tìm hiểu cách cúng giao thừa như thế nào là đúng, mâm cúng giao thừa gồm những gì, hay cúng vào thời điểm nào là điều rất quan trọng. Cùng Tử Vi Số tìm hiểu về cách cúng giao thừa đúng nghi lễ trong bài viết dưới đây để đó nhiều tài lộc, may mắn trong dịp tết đến xuân về nhé.
Mục Lục
Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Đây là câu hỏi hầu hết những ai cúng giao thừa lần đầu đều thắc mắc.
Theo phong tục người Việt, cúng giao thừa diễn ra vào đúng thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới tức giờ Tý (12 giờ đêm 30). Ngoài ra, lễ cúng giao thừa còn có tên gọi là lễ trừ tịch. Theo quan niệm dân gian, hàng năm đều có một vị thần tên Hành Khiển, là người trông coi các công việc ở nhân gian. Thần cũ sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần mới đồng thời trừ tà đuổi quỷ, nghinh tiếp may mắn đến cho gia chủ. Chính vì vậy, lễ cúng giao thừa ngoài trời hay lễ cúng ngoài sân được thực hiện trước lễ trong nhà.
Mâm cúng giao thừa trong nhà hay còn gọi là lễ cúng tổ tiên với mục đích thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn đến ông bà và khấn vái tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều an bình, tốt đẹp trong năm mới. Vì vậy mâm cúng trong nhà thường được đặt ở bàn thờ tổ tiên hoặc ngũ tự trong nhà.
Gia chủ đã giải đáp được câu hỏi cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước, chúng ta cùng đi qua các lễ vật khi cúng đêm giao thừa.
Mâm lễ cúng đêm giao thừa gồm những gì?
Cần phải có hai mâm lễ cũng giao thừa. Cùng tìm hiểu nhưng vật cần chuẩn bị dưới đây.
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời
Đối với mâm lễ cúng ngoài sân, chúng ta cần chuẩn bị các vật phẩm sau:
- 3 nén hương (nhang), 9 ngọn nến hoặc đèn dầu
- 1 dĩa trầu cau
- 1 dĩa muối, gạo
- 1 dĩa trái cây
- 1 dĩa bánh mứt
- 1 dĩa xôi hoặc bánh chưng/ đòn bánh tét
- 1 con gà trống hoặc thủ lợn luộc (quay đầu ra ngoài)
- 9 chén rượu, 5 chén trà
- Bộ đồ người thế bổn mạng(ghi tên thành viên trong gia đình, tùy phong tục vùng miền)
- Vàng mã
Lưu ý: Với các gia đình theo đạo Phật, Cao đài mâm lễ sẽ không gồm đồ mặn, chỉ gồm đồ thanh tịnh.
Tuỳ vào địa thế căn nhà mà mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời được đặt ở sân (hoặc ban công) quay về hướng Bắc hoặc hướng Đông .
Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà (cúng tổ tiên)
Chuẩn bị mâm lễ cúng trong nhà thường đơn giản hơn mâm cúng ngoài sân. Bao gồm trầu cau, ấm trà, bánh kẹo mứt, trái cây, hoa, đèn, hương đặt trên bàn thờ. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể chuẩn bị các món ăn mặn ngày Tết gồm: bánh chưng, xôi chè, thịt gà, các món ăn khác tùy khẩu vị để dâng ông bà, tổ tiên. Các vật phẩm được bày biện theo thứ tự đồ cúng ngọt trong, mặn bên ngoài. Nếu cúng gà, gia chủ nên đặt con gà quay vào trong bàn thờ.
Lưu ý: tùy theo phong tục và tôn giáo mà lễ cúng trong nhà gồm món mặn hay không.
Cúng giao thừa như thế nào?
Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng, vào đúng giao thừa 12 giờ đêm, người lớn nhất trong gia đình sẽ là gia chủ bắt đầu lễ cúng ngoài sân. Gia chủ sẽ bày vật phẩm lên bàn, đốt đèn nến, thắp hương đèn và đọc văn khấn.
Khởi đầu, gia chủ sẽ thành tâm cầu khấn Phật và các vị thần, xin Phật phù hộ cho gia đình, cầu quốc thái dân an, cầu cho sức khỏe gia đình bình an. Gia chủ có thể khấn chung một lần cho tất cả các thành viên trong gia đình hoặc từng thành viên ra khấn vái thành khẩn trước bàn lễ.
Ở trong nhà, gia chủ sẽ vào bàn lễ cúng giao thừa để thực hiện cầu khấn. Thổ Công là vị được gia chủ cầu khấn đầu tiên, Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà đề xin phép cho tổ tiên về nhà ăn Tết. Sau đó, gia chủ khấn Tổ tiên, mời các vị về ăn Tết cùng với con cháu.
Sau khi nhang gần tàn thì gia chủ rải gạo muối, rượu trà ra ngoài sân và đốt giấy vàng mã. Cần kiểm tra vàng mã đã được đốt hết, không nên để những mẩu vụn còn sót. Sau khi đốt hết, dùng rượu trà đã cúng rưới lên để dập lửa. Bàn cúng giao thừa ngoài trời sẽ không dọn dẹp ngay mà để nguyên đến sáng.
Bài cúng giao thừa
Mỗi vùng miền có một phong tục, tôn giáo khác nhau, dựa vào đó gia chủ sẽ khấn cho phù hợp. Tuy nhiên, thông thường bài cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà thường bắt đầu bằng câu khấn “Nam mô A-di-đà Phật”.
Tiếp đến là khấn chư Phật mười phương, thần Hành khiển, Tống tào phán quan và chư vị tôn thần. Sau đó, gia chủ nêu tên tuổi, nơi cư ngụ và bắt đầu văn khấn cầu bình an năm mới.
Tương tự với văn khấn lễ trong nhà, sau khi khấn trời Phật, gia chủ xin các vị tổ tiên quá vãng về ăn tết cùng con cháu, và cầu xin gia đạo hưng thịnh bình an.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những chia sẻ của Tử Vi Số về cách cúng giao thừa sao cho đúng. Hy vọng những thông tin trên các bạn đã tìm ra cách hóa giải phù hợp trong từng trường hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu những vấn đề về phong thủy, hãy liên hệ Tử Vi Số. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.
Email: Info.tuviso@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn
Website: https://tuviso.vn/
Twitter : https://twitter.com/TViS16153525
Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn
Địa chỉ maps: https://goo.gl/maps/FLUx15xNtCyyh1ps5