Đây là nét đẹp trong văn hóa người Việt Nam ta từ bao đời nay, với hàm ý ẩn chứa rất ý nghĩa về uống nước nhớ nguồn, làm con phải nhớ ơn sinh thành dưỡng dục. Tục lệ này rất là đáng được trân trọng, cần phải gìn giữ và phát huy tập tục này.

Thượng thọ hay Lễ mừng thượng thọ hay Lễ khao thượng thọ là lễ mừng thọ các cụ già có độ tuổi từ 70 tuổi trở lên (những người được xem là sống lâu) do con cháu của họ tổ chức. Đồng thời cũng là lễ mừng của con cháu, vì theo quan niệm đạo đức và tôn giáo, cha mẹ có sống lâu thì con cháu mới được phụng dưỡng, thể hiện đạo hiếu.

Xem thêm: Văn Khấn Lễ Sang Cát Bốc Mộ Chuẩn Đầy Đủ Nhất

Thời điểm tổ chức lễ mừng Thượng Thọ

Trong xã hội truyền thống của người Việt, vào dịp đầu năm, đón xuân mới người ta thường tổ chức khao thượng thọ (thường là vào dịp Tết Nguyên Đán – khoảng mồng Hai Tết).

Lễ khao thượng thọ được tổ chức trong gia đình và chủ yếu mang tính gia đình (hoặc dòng tộc, gia tộc), khác với lễ lên lão (gọi là lễ ra nhiêu), diễn ra ở đình làng, chủ yếu mang tính xã hội.

Xem thêm: Văn Khấn Cô Hồn Tháng 7 Đầy Đủ, Chi Tiết Nhất

Sắm lễ cúng Thượng Thọ

Trong ngày lễ mừng thọ, gia chủ phải có mâm lễ: Hương hoa, quả, vàng mã cùng lễ mặn gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê), đem ra đình lễ Thần, gọi là bái tạ Thần Hưu (tạ ơn Thánh Thần đã phù hộ cho cha mẹ được sống lâu).

Dâng lễ cúng Thượng Thọ

Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.

Dâng lễ cúng thượng thọ
Dâng lễ cúng thượng thọ

Xem thêm: Văn Khấn Hóa Vàng Chuẩn Năm 2023 Quý Mão