443 lượt xem

Hướng Dẫn Cách Tính Ngày Trùng Tang Đơn Giản, Chính Xác Nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Trùng tang là một trong những vấn đề rất quan trọng được quan tâm đối với những gia đình có người mất. Vậy hiện tượng trùng tang là gì? Cách tính ngày trùng tang thế nào? Tại sao lại có trùng tang? Mời bạn đọc cùng Tử Vi Số tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu xem sâu hơn về hiện tượng trùng tang cũng như các vấn đề xoay quanh nó một cách chính xác nhất nhé!

trùng tang

Mục Lục

Trùng tang là gì?

Trùng tang là một hiện tượng mà hầu như gia đình nào cũng khiếp sợ. Trùng tang được giải thích là hiện tượng một người mất không đúng số mệnh. Họ mất vào giờ, ngày, tháng, năm tuổi không hợp với tuổi nên sau khi an táng thì gia đình sẽ gặp hiểm họa. Trùng tang chính là sau 49 ngày mất, trong 3 năm kể từ ngày mất thì trong nhà sẽ có thể có người mất theo. Những người mất tiếp theo đó nữa sẽ gọi là trùng tang liên táng.

Trùng tang là một hiện tượng thống kê và có sác xuất tương đối cao trong cuộc sống hiện đại của chúng ta mà chưa có lý giải nào hợp lý về mặt khoa học. Không có nhiều tư liệu viết và nghiên cứu về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp người chết phạm vào Trùng tang hết sức đau thương.

Như chúng ta đều biết khi ai đó mất đi, gia đình liền tiến hành tang lễ cho họ và kèm theo đó là việc nhờ thầy xem người ra đi có sạch giờ không, có bị “trùng” không. Vậy thực chất “trùng” là thế nào? Có những cái chết được cho là “trùng” như cả nhà lần lượt hai, ba người chết, khi người đầu tiên chết chưa hết tang thì người tiếp theo lại chết cho tới khi số người chết là đủ 3, 5 ,7 ,hay 9 người. Người ta gọi đó là trùng tang, trùng tang liên táng,…

Trùng tang liên táng là gì?

Hiện tượng “trùng tang liên táng”, tức gia đình có người mất liên tiếp, tang trùng nhau, liên táng là chôn liên hoàn. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng được xem là nghiêm trọng nhất. Bởi thời gian xảy ra nhanh, có khi chỉ từ một đến ba ngày, một tuần hoặc vài tháng là có người chết, nhẹ thì vài người. Nhưng có trường hợp cả họ chết theo, nhân khẩu gia đình từ đông đúc mà trở nên vắng vẻ hơn.

Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau:

– Trùng 3 ngày (tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.).

– Trùng tuần đầu (tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày – tức là cúng 49 ngày đó).

– Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải.

Tại sao lại có hiện tượng trùng tang?

Có rất nhiều quan niệm xoay quanh vấn đề tại sao lại có hiện tượng trùng tang. Tuy chưa có cơ sở lý giải chính xác vấn đề này, nhưng hiện nay trong dân gian thường truyền tai nhau những lí do sau:

1. Trùng tang do thần trùng sai vong linh về bắt con cháu

Ông bà ta ngày xưa cho rằng sỡ dĩ có hiện tượng trùng tang vì người chết vào ngày, giờ không hợp tuổi, rơi vào các kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ Hợi – những giờ xấu nên dẫn đến hiện tượng này. Việc người chết ra đì vào ngày, giờ không thuận sẽ dễ bị quỷ trùng bắt đi, tra tấn bằng cách mổ vào trán khiến họ đau đớn mà khai ra người thân trong gia đình. Những người bị khai sẽ bị lũ quỷ bắt, trở thành kẻ xấu số tiếp theo.

2. Trùng tang do vong linh nổi loạn

Văn hóa dân gian còn cho rằng nguyên nhân của trùng tang chính là do vong linh nổi loạn. Từ đó sinh ra việc nhốt vong, không cho vong về nhà. Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh được đồn là chùa nhốt vong nổi tiếng và lớn nhất cả nước. Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, từ năm 1115, có tấm bia khắc giúp gỡ bỏ quỷ trùng.

Các gia đình khi đến chùa Hàm Long sẽ được phát bùa đeo trong 3 năm để tránh hiện tượng trùng tang. Tuy nhiên, theo đạo Phật việc nhốt vong đặc biệt là nhốt vong của cha mẹ chính là việc làm bất hiếu, một trong những tội nặng nhất.

Bởi cha mẹ là những người không chỉ có công sinh thành mà có tình thương yêu đối với con cháu trong gia đình. Dù có bị quỷ trùng tra tấn, sai vong linh về bắt con cái thì cha mẹ, ông bà sẽ vì con cháu mà kháng cự đến cùng. Do vậy, việc đem nhốt vọng cha mẹ, người thân trong gia đình là trái với luân thường đạo lí, là việc mà con cháu tuyệt đối không thể làm với bậc sinh thành của mình.

Hướng dẫn cách tính ngày trùng tang

Sách Tam giáo Chính Hội viết: “Nam nhất Thập khởi Dần, thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh Nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý – Ngọ – Mão – Dậu Thiên di. Dần – Thân – Tỵ – Hợi Trùng tang. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi Nhập mộ cát dã”. Nếu được Tứ nhập mộ thì tránh được trùng tang.

cách tính ngày trùng tang

– Nam giới: Từ cung Dần khởi thuận chiều kim đồng hồ tính theo thứ tự Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi – Tý – Sửu. Nghĩa là: 10 tuổi tại cung Dần, tiếp 20 tuổi tại Mão, 30 tại Thìn, 40 tại Tỵ, Ngọ: 50 tuổi, Mùi: 60 tuổi, Thân: 70 tuổi, Dậu: 80 tuổi, Tuất: 90 tuổi…

– Nữ giới: Từ cung Thân khởi đi theo chiều ngược kim đồng hồ, theo thứ tự sau: Thân – Mùi – Ngọ – Tỵ – Thìn – Mão – Dần -Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu. Nghĩa là : 10 tuổi vào cung Thân, tiếp cung Mùi: 20 tuổi, cung Ngọ: 30 tuổi, cung Tỵ: 40 tuổi, cung Thìn: 50 tuổi, Mão: 60 tuổi, Dần: 70 tuổi, Sửu: 80 tuổi, Tý: 90 tuổi…

– Đồng thời cứ được 1 Nhập mộ trở lên là yên tâm, vì “nhất mộ sát tam trùng” (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang).

– Thiên di: nếu ở Cung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu: là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc “trời” đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.

– Nhập mộ: khi gặo Cung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. Là dấu hiệu phải “ra đi”, “nằm xuống” vĩnh viễn, không còn liên quan gì đến trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt. Dự báo vong chết không phạm trùng tang, mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc.

– Trùng tang: nếu gặp các Cung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi, Là dấu hiệu “ra đi” không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn “ảnh hưởng” tới trần ai. Dự báo sẽ có người thân chết theo. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Như vậy, “Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác”. Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh nguy cơ.

Cách hóa giải trùng tang bạn nên biết

Từ những năm trước đây, nhiều nhà khoa học đã tìm cách tiếp cận, lý giải hiện tượng dân gian này. Các nhà vật lý ngày nay cho biết, khi còn sống GS Nguyễn Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) đã đưa khoa học vào nghiên cứu bước đầu vén bức màn bí mật về hiện tượng này.

Theo kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương: “Vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên khác nhau nhiều, nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.

hướng dẫn cách tính ngày trùng tang

1. Đồn đoán về nơi “nhốt trùng” lớn nhất

Dân gian vẫn truyền nhau những trường hợp chết “trùng tang liên táng” rất thương tâm, coi như một thảm hoạ. Cứ thế, người ta lưu truyền về một nơi “nhốt trùng” an toàn nhất là chùa Hàm Long (Quế Võ-Bắc Ninh). Đặt chân đến chùa mới thấy hết cái cảm giác rờn rợn được đồn là nơi “nhốt vong chết trùng” lớn nhất cả nước. Ngôi chùa u tịch, nằm gối đầu vào núi, xa là dòng sông.

Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, một chân tu đắc đạo gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ. Từ ngàn xưa ấy, đồn rằng, nơi đây những vị cao tăng đã có phương pháp trấn yểm trùng huyền bí mà hiệu quả. Nơi đây còn có bộ ván in khắc phù giải “trùng tang liên táng” từ mấy trăm năm nay.

Người nhà đưa di ảnh của người quá cố lên chùa sẽ được các sư hướng dẫn cụ thể cách kiêng kỵ. Những người sống trong gia đình được giữ lá bùa trong ba năm để đề phòng tai hoạ. Chuyện ly kỳ tại chùa Hàm Long được người dân lan truyền mà chẳng biết kiểm chứng thực hư như thế nào. Họ đồn đoán rằng, mỗi buổi những nhà sư phải nấu một nồi cháo to cúng thí, nếu hôm nào quên là gà vịt của người dân quanh vùng bị chết hàng loạt (!!!).

Trước những chuyện này, GS Trần Lâm Biền (Cục di sản văn hoá) cho rằng: “Những chuyện như vậy, xét tính chân thật thì khó nói. Nhưng đó là tín ngưỡng dân gian, là niềm tin nên mặc nhiên người dân cứ người sau làm theo người trước và thành nếp như vậy. Và đã là tín ngưỡng thì không ai xem xét đến chuyện đúng sai, thực hư. Chỉ biết rằng, chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ có giá trị văn hoá tâm linh được đông đảo người dân chiêm bái”.

2. Chùa Liên Phái ở Hà Nội nơi có nhiều truyền thuyết và bùa trùng tang

“Truyền thuyết về chùa Liên Phái và bùa trùng tang nổi tiếng tại Hà Nội” nói về Chùa Liên Phái, một trong hai ngôi chùa nổi tiếng có truyền thuyết về cho bùa trùng tang tại miền Bắc có đặt vấn đề lý do của việc trùng tang gây sợ hãi cho nhiều gia đình. Theo đó, trong khi đào đất ở đằng sau phủ để xây bể cá, ông Trịnh Thập (phu quân của con gái vua Lê Hy Tông) đã phát hiện được một ngó sen. Ông cho đây là dấu tích của Đức Phật và tin mình là người có duyên cùng với Đức Phật.

Chính vì vậy, ông quyết định xây phủ của mình thành chùa Liên Tông (tức chùa Liên Hoa ngày nay), đồng thời ông đã xuống tóc để đi tu theo đạo Phật và được vua Lê Hy Tông chuẩn tấu cho phép theo con đường quy y cửa Phật. Từ đây, ông chính thức trở thành Lân Giác Thượng sĩ và là vị trụ trì đầu tiên của chùa.

Lúc còn sinh thời Lân Giác Thượng sư chứng kiến rất nhiều những cái chết liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn, ngày nay vẫn gọi là hiện tượng “trùng tang”. Chính vì lo sợ những điều chẳng lành, ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải giúp cho những vong hồn đã khuất được siêu thoát, tránh hiện tượng trùng tang.

3. Một số cách dân gian hay dùng

Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải, làm cho người “ra đi” không còn “khả năng” gây “ảnh hưởng” xấu đến người thân thiết đang sống.

– Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.

– Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.

– Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc “liệm” thì còn cần phải tránh cả lúc “nhập quan”, “đóng cá” và đặc biệt là cả tránh lúc “hạ huyệt, lấp đất”.

– Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.

– Trước khi chôn cất cần phải xem ngày giờ chôn cất, sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.

– Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…

– Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.

– Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông.

Trên đây là những thông tin rất chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về vấn đề tính trùng tang. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn thích bài viết này của Tử Vi Số, hãy cùng nhau Like Share và Comment để giới thiệu cho nhiều người biết hơn nữa nhé.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn xem ngày và giải đáp miễn phí các vấn đề về tử vi tại địa chỉ:

Thông tin liên hệ Tử Vi Số

Hotline: 1900 8921 – 098148.1368

Email: Info.tuviso@gmail.com

Website: https://tuviso.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn

Twitter: https://twitter.com/TViS16153525

Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn