Ông cha ta có câu: “Cả năm không bằng Rằm tháng Bảy, cả thảy không bằng Rằm tháng Giêng.” Ngoài Tết Nguyên đán thì ngày Rằm tháng là ngày lễ lớn thứ hai theo lịch âm. Ngoài là tháng cô hồn thì tháng 7 còn một lễ quan trọng khác là lễ Vu lan báo hiếu. Vào ngày nay, người dân thường lên chùa cầu bình và làm lễ khấn. Vậy cúng Rằm tháng Bảy như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Tử Vi Số tìm hiểu cách cúng Rằm tháng Bảy chuẩn và đầy đủ nhất qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Cúng rằm tháng 7
Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Theo phong tục thì có 2 bước chuẩn bị cơ bản:
– Sắm lễ cúng rằm: Việc sắm lễ phải đúng theo nguyên tắc: cúng cho ai (gia tiên, thần linh hay thổ công,…v..v..), và cúng ở đâu (cúng tại gia, trong nhà, hay ngoài trời)
– Bài văn khấn: Do các địa điểm cúng khác nhau và đối tượng cúng khác nhau nên việc bạn phải chọn đúng bài khấn là điều vô cùng quan trọng.
Rằm tháng 7 năm 2022 là ngày nào?
Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn được tính theo dương lịch là từ ngày 29/7/2022 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 26/8/2022 (tức 29/7 âm lịch). Rằm tháng 7 năm 2022 sẽ rơi vào Thứ sáu, ngày 12/8 dương lịch.
Thông thường, rằm sẽ rơi vào ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng rằm sẽ diễn ra vào đúng ngày này. Tuy nhiên, rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.
Cách cúng rằm tháng 7 tại nhà
Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là ngày các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.
Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Dưới đây là tổng hợp cách thức chuẩn bị mâm cỗ cúng cho Đức Phật, gia tiên và cô hồn cùng các lưu ý quan trọng trong việc lễ bái vào ngày rằm tháng 7.
Bạn cần chuẩn bị các bài văn khấn & cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 cho các lễ sau:
- Cúng gia tiên
- Cúng chúng sinh
- Cúng thần linh
- Cúng thổ công
- Cúng cô hồn
Trong ngày rằm tháng 7, nếu có điều kiện, các gia đình có thể lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu tới cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất… Sau đó, về nhà làm lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh và lễ cúng gia tiên. Ba lễ này sẽ được làm lần lượt vào ban ngày.
Riêng lễ cúng thí thực cô hồn thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà thì có thể nhờ nhà chùa làm giúp lễ này.
Cúng Rằm tháng 7 tại cơ quan
Lễ cúng rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Vào ngày rằm người ta sẽ chuẩn bị những mâm cỗ to nhỏ để bày tỏ lòng thành.
Ngoài việc các gia chủ làm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà thì cũng rất nhiều công ty cũng làm lễ cúng Rằm tháng 7 ở cả cơ quan, công ty nữa. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết:
Văn khấn rằm tháng 7: Cúng Phật
Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên.Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật.
Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
Bài văn khấn lễ cúng Thần tài rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan
“Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, lạy Chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản chốn này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 15 tháng 7 năm…
Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ kính dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Thành tâm kính xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được các vị phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lạy 3 lần)
Cách hóa vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách
Khi đốt vàng mã, tín chủ nên đốt từ từ, nhẹ nhàng, đốt vàng mã cháy hết, tuyệt đối không dùng que, gậy nhấn mạnh vào phần tiền vàng mã đang cháy và vừa đốt vừa gọi tên người đã mất để thể hiện sự thành kính tôn trọng.
Khi đốt vàng mã, tín chủ nên chọn một khoảng sân sạch sẽ để hóa vàng cũng như phải đợi nhang tàn hết mới được đốt. Cần hóa vàng lần lượt theo thứ tự là ban gia thần rồi mới đến ban gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ đều phải thành kính vái ba vái và khấn: “Tín chủ xin hóa tiền bạc vàng mã, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên phật nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo các tôn thần, xin rước vong linh về lại âm giới”.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những chia sẻ của Tử Vi Số về phong thủy là gì và ý nghĩa của phong thủy trong cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên các bạn đã tìm ra cách hóa giải phù hợp trong từng trường hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu những vấn đề về phong thủy, hãy liên hệ Tử Vi Số. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.
Email: Info.tuviso@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tuviso.vn
Website: https://tuviso.vn/
Twitter : https://twitter.com/TViS16153525
Pinterest: https://www.pinterest.com/tuviso/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tuviso.vn
Địa chỉ maps: https://goo.gl/maps/FLUx15xNtCyyh1ps5